Kinh nghiệm mua đất ở, đất thổ cư với các lưu ý quan trọng
Đến ngày làm “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.Bạn nên yêu cầu “lăn tay tại phòng công chứng” khi bạn giao hết số tiền còn lại. Nhớ mang về một bản.
Kinh nghiệm mua đất ở, đất thổ cư và những lưu ý khi đặt cọc
Không phải người dân nào cũng hiểu rõ về luật, đặc biệt là luật đất đai khi tiến hành mua bán Bất Động Sản. Trong bài viết này, tôi không viết dài dòng liệt kê luật này luật kia, mục đích để ai cũng dễ dàng nhận ra được đất nào “mua” được, đất nào không nên “mua”. Bài viết cũng không ngắn, nên tôi có tóm tắt bên dưới, hy vọng giúp bạn được phần nào.
1/Xem đất.
Khi bạn đi xem đất, phần lớn bạn sẽ gặp những người môi giới – họ là những người giúp bạn chọn đất. Bạn đừng lo lắng gì trong phần này, chủ yếu bạn xem vị trí của mảnh đất bao gồm cảnh quan xung quanh.
2/Đặt cọc hay không ?
Khi bạn đã trải qua bước 1, và cảm thấy ưng ý về mảnh đất vừa xem. Làm thế nào để bạn biết có nên bỏ tiền ra đặt cọc miếng đất này không ?
Câu trả lời: Bạn phải yêu cầu được xem sổ đỏ riêng và phải là bản gốc của mảnh đất đó. Nếu có, thì hãy yêu cầu cho photo, đóng dấu “sao y bản chính” lên bản photo này (có thể dùng sao y công ty, hoặc lăn tay cũng được). Rồi mới tiến hành ký vào bản hợp đồng đặt cọc.
Vì sao phải là sổ đỏ riêng ?
Vì đôi khi mảnh đất mà bạn đang xem là mảnh đất ảo, nằm trong sổ đỏ lớn. Ví dụ, bạn đi mua đất và được người bán giới thiệu mảnh đất 50m² (ghi trên sơ đồ). Bạn yêu cầu cho xem sổ gốc, họ cũng cho bạn xem, nhưng đó là sổ có diện tích lớn hơn 50m² (có thể là 100m² hoặc lớn hơn, nghĩa là phần đất mà họ rao bán là phần nằm trong sổ lớn này, và phần này chưa có tách sổ), họ sẽ lấy lí do đang chờ tách sổ, hoặc nói thẳng ra là “sổ chung”, họ gạ gẫm bạn tiến hành việc mua bán bằng hình thức “giấy tay” (gọi là giấy tay, vì kết quả của việc mua bán đất này, bạn không nhận được sổ đỏ mang tên bạn, mà chỉ là một tờ giấy không có chứng thực của cơ quan nhà nước). Đến đây, chắc bạn đã hiểu rằng họ không có sổ đỏ riêng để “bán” cho bạn.
Đừng bao giờ chấp nhận lý do “đang chờ ra sổ riêng”, bạn đừng đếm gà khi trứng chưa nở, làm sao mà biết đến khi nào mới có sổ riêng. Do đó, khi bạn nghe những từ như:” đang chờ ra sổ riêng, giấy tay, sổ chung” thì bạn có thể lịch sự xin phép ra về. Bởi, pháp luật không công nhận hình thức mua bán theo những dạng này. Xin nói thêm, khi bạn mua đất bằng những hình thức giấy tay, sổ chung, đồng nghĩa với việc đất của bạn lọt thỏm trong mảnh đất lớn, mà mảnh đất lớn này lại do người khác đứng tên, giống như bạn đang ở trọ vậy, nếu có chuyện gì xảy ra thì pháp luật không thể căn cứ trên hợp đồng giấy tay này để giải quyết giúp bạn.
Nếu bạn lỡ đặt cọc, bạn có khả năng mất tiền, cho dù người mua có ghi trong hợp đồng đền 1 gấp 2 lần số tiền trên, bạn cũng khó lòng đòi lại được.
Giải thích thì dài dòng, tóm lại bạn nên nhớ là phải xem được sổ riêng bản gốc rồi mới đặt cọc.
Vì sao phải yêu cầu “bản photo” của sổ đỏ riêng này và đóng dấu “sao y bản chính” vào bản photo?
Vì khi bạn nhìn vào sổ đỏ riêng bản gốc đó, bạn không xác định được sổ này có đúng là sổ đỏ của vị trí mà mình đang xem hay không. Do đó, bạn cần bản sao y, để có thể đối chiếu, hoặc làm bằng chứng nếu xảy ra tranh chấp.
Nếu vượt qua được bước này, bạn hãy an tâm là bạn đã đặt cọc “đúng”.
3/Lăn tay công chứng.
Đến ngày làm “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.Bạn nên yêu cầu “lăn tay tại phòng công chứng” khi bạn giao hết số tiền còn lại. Nhớ mang về một bản.
Chỉ có Đất đã có sổ riêng thì bên bán mới dám dẫn bạn đến phòng công chứng để lăn tay. Điều này, giúp bạn tránh được những trường hợp mà pháp luật không công nhận, đó là: “tránh được tình trạng mua bán dưới hình thức sổ chung, giấy tay”.
Tóm lại:Bạn chỉ cần nhớ:
1/ Lúc xem đất xong, bạn yêu cầu cho xem sổ đỏ riêng và phải là bản gốc.
Nếu không có sổ riêng. Hãy khôn khéo xin phép ra về.
2/Khi làm hợp đồng đặt cọc, hãy yêu cầu photo sổ đỏ riêng này, đóng dấu sao y bản chính, hoặc yêu cầu người bán lăn tay lên bản photo này.
3/Đến ngày làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn nhớ yêu cầu bên bán cho bạn lăn tay tại phòng công chứng. Nhớ cầm 1 bản mang về. Khi đã cầm trong tay bản hợp đồng có công chứng này, bạn mới đưa tiền.Kinh nghiệm mua đất ở, đất thổ cư và những lưu ý khi đặt cọc
Leave a Reply