Tìm hiểu các thủ tục bán nhà có đồng thừa kế ở nước ngoài
Nếu muốn bán căn nhà trên, các anh em của bạn có thể đồng thuận ký tên bán hoặc làm giấy ủy quyền cho một người đại diện để liên hệ với phòng công chứng làm thủ tục bán nhà. Đối với
Hỏi: Bố tôi mất năm 1981, còn mẹ tôi mất năm 1990. Bố mẹ tôi để lại cho 5 anh em tôi 1 căn nhà mặt phố. Trong 5 anh em, có người em út đã xuất cảnh sang Hoa Kỳ năm 1992.
Hiện nay, ngôi nhà này đã có chủ quyền do tôi là người đại diện các đồng thừa kế đứng đơn khai trình. Tôi muốn hỏi, nay chúng tôi muốn bán nhà để chia thừa kế thì phải làm những thủ tục gì?
Trần Trung Dũng (quận 10, Tp.HCM)
bán nhà có đồng thừa kế nước ngoài
Nếu muốn bán căn nhà trên, các anh em của bạn có thể đồng thuận ký tên bán hoặc làm giấy ủy quyền cho một người đại diện để liên hệ với phòng công chứng làm thủ tục bán nhà.
(Ảnh minh họa)
Trả lời:
Trước khi bán nhà, bạn cần liên hệ với phòng công chứng để xem việc khai di sản thừa kế đã hoàn tất hay chưa, trong trường hợp chưa hoàn tất thì phải làm thủ tục kê khai di sản thừa kế. Nếu cha mẹ của bạn để lại di chúc thì di sản sẽ thuộc về người có tên trong di chúc. Nếu cha mẹ ông không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế theo pháp luật. Ngôi nhà trên sẽ được chia 5 phần cho 5 anh em ông (với điều kiện những người khác cùng ở hàng thừa kế thứ nhất đều đã chết hoặc không có, ví dụ như ông bà nội và ngoại của bạn đều đã mất, bố mẹ bạn không có con nuôi…).
Nếu muốn bán căn nhà trên, các anh em của bạn có thể đồng thuận ký tên bán hoặc làm giấy ủy quyền cho một người đại diện để liên hệ với phòng công chứng làm thủ tục bán nhà. Đối với người em út của bạn đang định cư ở Hoa Kỳ thì có thể thông qua Lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để làm giấy ủy quyền. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Nghị quyết 1037 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì người em út của bạn có thể “được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình” (nếu có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài, song chưa thôi quốc tịch Việt Nam, hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam, song chưa nhập quốc tịch nước ngoài) cũng có thể “được hưởng gía trị phần thừa kế đó” (tức bằng tiền) nếu đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam.
Leave a Reply